Mác bê tông là cường độ nén trung bình của tổ mẫu thử chuẩn ( tuổi 28 ngày), có đơn vị tính là kg/cm2 đối với tiêu chuẩn cũ TCVN 4453:1995 còn đối với tiêu chuẩn mới gọi là Cấp độ bền (TCXDVN 356- 2005) đơn vị tính là Mpa.
Mác bê tông là gì?
Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau như: nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng của bê tông.
Mác bê tông là cường độ nén trung bình của tổ mẫu thử chuẩn ( tuổi 28 ngày), có đơn vị tính là kg/cm2 đối với tiêu chuẩn cũ TCVN 4453:1995 còn đối với tiêu chuẩn mới gọi là Cấp độ bền (TCXDVN 356- 2005) đơn vị tính là Mpa.
15Mpa = Mác 200#; 20Mpa = Mác 250#;22,5Mpa = Mác 300#
Tổ mẫu là gì?
Tổ mẫu thường là 3 mẫu thử hình lập phương có kích thước chuẩn là 15x15x15cm. Tổ mẫu được lấy tại hiện trường thi công. Ngoài ra tổ mẫu còn có hình lăng trụ, hình trụ tròn để lấy mẫu thử chống thấm.
Cách xác định mác bê tông
Bê tông có mác phổ biến là M100, M150, M200, M250, M300, M400, M500 và M600 và có một số mác lớn hơn nữa áp dụng cho những công trình mang tính chất đặc thù, tiêu biểu, cực kỳ quan trọng đến kết cấu chịu nén. Ngày nay với các phụ gia người ta có thể tạo nên mác bê tông đạt M1000-M1500.
Mác bê tông dùng cho nhà dân chủ yếu là M100, M150, M200, M250, M300. Còn mác cao hơn dùng cho công trình hoặc các cấu kiện đặc biệt, có khối lượng lớn.
Để xác định cường độ bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có 1 tổ mẫu lấy tại hiện trường gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về địa điểm, hạng mục, thời gian, phương thức lấy mẫu, điều kiện bảo dưỡng)
Thông thường khi dùng cho nhà dân thì cứu mỗi xe bê tông sẽ lấy 1 tổ mẫu cho đảm bảo chất lượng. Còn trong nhà cao tầng thì việc lấy mẫu nó có theo tiêu chuẩn, theo quy định.
Sau 28 ngày bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn mang đi nén tổ mẫu lấy kết quả trung bình của các tổ mẫu (trung bình của 3 mẫu lập phương) nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85% mác thiết kế.
Ví dụ
VD: Khi bạn mang đi ép mẫu M200 thì không có tổ mẫu nào dưới mác 170 (85% x 200 = 170)
Để kiểm tra nhanh có thể kiểm tra sau 3 hoặc 7 ngày mang đi thử nén. Thường sau 7 ngày bê tông đạt 80% mác. Thông thường thì bê tông tươi sẽ nhanh đạt mác hơn bê tông trộn thủ công vì bê tông tươi có phụ gia. Có thể đạt 90%-95%.
Nói về bê tông mác M200 tức là 200kg/cm2, có nghĩa là 1 cm2 bê tông (nó nhỏ bằng 1 đốt ngón tay) nó có thể chịu nén được 200kg nhưng chịu kéo chỉ được 8,5kg/cm2.
Nói về bê tông mác M250 tức là 250kg/cm2, có nghĩa là 1 cm2 bê tông (nó nhỏ bằng 1 đốt ngón tay) nó có thể chịu nén được 250kg nhưng chịu kéo chỉ được 8,5kg/cm2.Đó là nguyên nhân khi thiết kế xây dựng chúng ta bố trí cốt thép vào trong bê tông để tăng tính chịu kéo, uốn.
Quy định về lấy mẫu bê tông
Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995 thì việc lấy mẫu được quy định như sau:
- Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn;
- Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu;
- Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu;
- Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ);
- Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng;
- Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).
- Đối với bê tông khối lớn:
Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu
Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 300 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.
Cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo Bộ Xây dựng
Mác bê tông | Xi măng (Kg) | Cát vàng(m3) | Đá 1x2cm (m3) | Nước (lít) |
150 | 288,025 | 0,505 | 0,913 | 185 |
200 | 350,55 | 0,481 | 0,9 | 185 |
250 | 415,125 | 0,455 | 0,887 | 185 |
Cấp phối mác vữa, bê tông tại Tp.HCM
Dưới đây là bảng cấp phối mác vữa, mác bê tông theo hãng Holcim – thương hiệu được sử dụng phổ biến tại địa bàn Tp.HCM và những vùng lân cận.
Cấp phối mác bê tông theo PC30 (quy đổi mác bê tông c30)
Xem thêm :
Bài viết liên quan
Kính 1 chiều là gì ? Tìm hiểu về kính 1 chiều
Kính 1 chiều là sản phẩm kính cao cấp, bản chất là 1 biến thể ...
Thi Công Phòng Tắm Kính Bình Chánh Giá Rẻ
Phòng tắm kính Bình Chánh không chỉ đem đến sự thoải mái cho người dùng ...
Thi công lắp đặt làm phòng tắm kính Quận 10 giá rẻ
Việc lựa chọn phòng tắm kính cần phải có sự tìm hiểu và chọn lựa ...
Đơn vị thi công phòng tắm kính quận 8 uy tín, chất lượng. BH 20 Năm
Lê Gia là đơn vị uy tín hàng đầu báo giá và thi công hoàn ...
Đơn vị thi công phòng tắm kính quận 3 uy tín, chất lượng, bảo hành 20 Năm
Lê Gia là đơn vị uy tín hàng đầu báo giá và thi công hoàn ...
Bảng Giá Thi Công Làm Cửa Nhôm Kính Quận 9 Giá Gốc Tại Xưởng
Bảng Giá Thi Công Làm Cửa Nhôm Kính Quận 9 Giá Gốc Tại Xưởng ...